Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 5 giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay. Với sự tăng trưởng dân số và sự phát triển công nghiệp, ô nhiễm nước ngày càng trở thành một vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu. Vì thế, việc tìm kiếm các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước trở nên cực kỳ quan trọng.

Top 5 Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả Nhất
Top 5 Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả Nhất

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 5 giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất bao gồm công nghệ MBR, phương pháp xử lý sinh học, phương pháp xử lý hoá học, phương pháp xử lý vật lý và công nghệ xử lý khí độc. Các phương pháp này được sử dụng phổ biến trên toàn cầu và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các giải pháp này trong bài viết dưới đây.

Nước thải là gì? Tại sao phải xử lý nước thải?

Nước thải là nước đã qua sử dụng và không còn đủ chất lượng để sử dụng lại cho các mục đích khác. Nước thải có thể bao gồm các chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động gia đình và hoạt động sinh hoạt của con người.

Tham khảo các bài viết liên quan khác:

Nước thải là gì? Tại sao phải xử lý nước thải?

Việc xử lý nước thải là cực kỳ quan trọng vì nếu không được xử lý một cách hiệu quả, nước thải có thể gây ra nhiều tác hại cho môi trường và sức khỏe con người. Nước thải chứa các chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh, khi được thải ra môi trường có thể gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, nước thải cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm và photpho, khi được xả vào môi trường có thể làm tăng lượng chất dinh dưỡng trong nước, gây ra hiện tượng tăng tảo và làm giảm lượng oxy trong nước.

Vì vậy, việc xử lý nước thải là cực kỳ quan trọng để giữ cho môi trường sạch đẹp, bảo vệ sức khỏe con người và đảm bảo sử dụng tài nguyên nước bền vững.

Những lý do mà chúng ta cần phải xử lý nước thải

Nước chiếm một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của hàng trăm loài sinh vật, từ sông, ao, hồ cho đến đại dương rộng lớn. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển tự nhiên của chúng, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường là điều cần thiết.

Ngoài ra, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì các sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua nguồn nước. Vì vậy, xử lý nước thải để đảm bảo nguồn nước sạch là điều cần thiết và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, tạo ra các khu vui chơi, khu du lịch biển, sông nước và đóng vai trò quan trọng trong các dịch vụ của con người hiện nay.

Do đó, việc đưa các dây chuyền lọc nước vào để lọc nước là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho nguồn nước được sử dụng an toàn và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

5 Giải pháp hiệu quả xử lý nước thải hiệu quả nhất

Hiện nay, việc xử lý nước thải là cấp bách và cần thiết nhất để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Trong số các giải pháp xử lý nước thải, có 5 công nghệ phổ biến và hiệu quả nhất được giới chuyên môn đánh giá cao, bao gồm:

1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Bản chất của phương pháp này là loại các tạp chất không hào tan ra khỏi nước thải bằng cách gạn lọc, lắng và lọc. Người ta thường áp dụng những công trình sau:

Song chắn rác thải

Sử dụng song chắn để loại bỏ các loại rác và tạp chất có kích thước > 5mm, còn các tạp chất < 5mm sẽ sử dụng lưới chắn.

Mua sản phẩm: Song chắn rác tại Đông Nam Phú

Bể vớt mỡ, dầu, dầu mỏ

Phương pháp này được ứng dụng để xử lý nước thải công nghiệp, nhằm để loại bỏ các tạp chất nhẹ hơn nước như: mỡ, dầu mỏ,….Và tất cả các dạng chất nổi khác.

Bể lắng

Được ứng dụng để loại bỏ các chất lơ lửng có tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy bể, còn chất có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên mặt nước.

Bể lắng được chia làm ba loại:

  • Bể lắng ngang trên mặt bằng có dạng hình chữ nhật. Quá trình lắng được thực hiện theo phương chuyển động ngang của nước thải với tốc độ tính toán tương ứng.
  • Bể lắng đứng trên mặt bằng thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Quá trình lắng thực hiện theo phương thẳng đứng ngược chiều với chiều chuyển động của nước thải.
  • Bể lắng li tâm trên mặt bằng thường có dạng hình tròn, quá trình lắng chất lơ lửng xảy ra tương tự như ở bể lắng ngang.

Bể lọc

Bể lọc được sử dụng để loại bỏ bằng cách lọc chúng qua lưới lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc. Nó được áp dụng để xử lý mộ vài loại nước thải công nghiệp.

Trường hợp khi mức độ cần thiết làm sạch nước thải không cao lắm (40-60%) và các điều kiện vệ sinh cho phép thì phương pháp xử lý cơ học giữ vai trò chính trong trạm xử lý.Trong những trường hợp khác, phương pháp xử lý cơ học chỉ là giai đoạn làm sạch sơ bộ trước khi xử lý sinh hóa (sinh học).

2. Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO

Có rất nhiều công trình hiện nay xử lý ứng dụng công nghệ AAO để xử nước thải gồm: xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải thủy sản, xử lý nước thải bệnh viện và xử lý nước thải thực phẩm…

Ưu điểm của công nghệ xử :

  • Trình độ tự động hóa cao và chi phí vận hành thấp.
  • Khi di chuyển địa điểm, hệ thống xử lý AAO cũng có thể di dời được.
  • Có thể nối, lắp thêm các mô-đun hợp khốikhi mở rộng quy mô, tăng công suất.
  • Xử ly được tải lượng ô nhiễm hữu cơ cao, hạn chế bùn thải.

Tuy nhiên, công nghệ này còn tồn tại những nhược điểm như quá trình khởi động rất lâu do bể sinh bể kị khí cần thời gian khởi động lâu.

3. Công nghệ xử lý màng lọc sinh học MBR

Công nghệ MBR là bể lọc màng sinh học sử dụng một màng lọc đặt trong một bể sinh học hiếu khí . Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong bể lọc màng sinh học diễn ra tương tự như bể sinh học hiếu khi khác, tuy nhiên bể lọc MBR không cần bể khử trùng và bể lắng sinh học

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải MBR

  • Trong quy trình xử  nước thải, công nghệ MBR điều chỉnh hoạt động sinh học rất tốt.
  • Loại bỏ tất cả vi sinh vật kích thước cực nhỏ như Colifprm, E-Coli, chất lượng nước đầu ra an toàn, không còn vi khuẩn và mầm bệnh.
  • Kích thước của hệ thống màng lọc sinh học MBR nhỉ hơn công nghệ truyền thống.
  • Có thể dễ dàng kiểm soát quá trình điều khiển tự động của hệ thống.

Một số nhược điểm của công nghệ MBR là hay bị nghẽn ảnh hưởng đến quá trình xử lý, dẫn đến tốn kém thời gian và công sức khi quản lý và xử lý. Bên canh đó, công nghệ màng MBR có chi phí đầu tư mua màng cao, không áp dụng cho các loại nước thải có độ màu cao và nhiều hóa chất, dễ bị tắc màng nếu không vệ sinh định kỳ và đúng cách. Công nghệ MBR phải sử dụng hóa chất để làm sạch màng gây tốn kém thêm chi phí.

4. Công nghệ xử lý nước thải SRB

Đây là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh họctheo quy trình phản ứng từ mẻ liên tục.

Ưu điểm của  công nghệ SBR:

  • Có kết cấu đơn giản và bền hơn.
  • Giảm đòi hỏi sức lực con người và hoạt động dễ dàng hơn
  • Dễ dàng mở rộng thêm bằng  lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng thêm.
  • Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao, có khả năng khử được Photpho cao và Nitơ

Một số nhược điểm của công nghệ SBR là lập trình hệ thống điều khiển tự động khó khăn, yêu cầu người vận hành phải có trình độ. Bên cạnh đó, hệ thống thổi khí còn dễ bị tắc do bùn.

5. Công nghệ xử lý nước thải hóa lý

Công nghệ hóa lý sử dụng hóa chất keo tụ, tạo bông, kết hợp với chất oxy hóa mạnh nếu cần để loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước  thải.

Công nghệ xử lý nước thải hóa lý có những ưu điểm phải kể đến như:

  • Xử lý hiệu quả chất rắn, kim loại nặng, hóa chất… trong nước xả thải.
  • Chỉ cần mọi người dùng đúng hóa chất và liều lượng thì việc vận hành hệ thống xử lý nước thải rất ổn định.
  • Có thể xử lý các chất ô nhiễm như dạng keo kích cỡ nhỏ.

Một số nhược điểm của công nghệ xử lý hóa lý là tạo ra nhiều bùn, lượng bùn cần xử lý lớn và tiêu tốn nhiều hóa chất.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *